Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đến năm 2030, được Thủ tướng phê duyệt cuối năm 2023. 12 tỉnh cùng tham gia trồng lúa phát thải thấp gồm An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bạc Liêu, Trà Vinh, Hậu Giang, Cà Mau, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Chương trình đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.
Hiện, mỗi năm các tỉnh miền Tây sản xuất 24-25 triệu tấn lúa, chiếm hơn 50% sản lượng lúa và trên 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước.
Lần đầu tiên Đảng ban hành một Nghị quyết chuyên đề về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, trong đó xác định mục tiêu xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện, được thực hiện nghiêm minh, nhất quán; thượng tôn Hiến pháp và pháp luật, tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ hiệu quả quyền con người, quyền công dân; quyền lực nhà nước là thống nhất, được phân công rành mạch, phối hợp chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả; nền hành chính, tư pháp chuyên nghiệp, pháp quyền, hiện đại.
Nghị quyết cũng xác định xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, thực sự chuyên nghiệp, liêm chính; quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả; đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững, trở thành nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào năm 2045.
"Việc thực hiện thành công các mục tiêu này có ý nghĩa rất quan trọng, là tiền đề vững chắc để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước viết.
Ông đánh giá sau hai năm thực hiện nghị quyết, bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều hạn chế vẫn còn tồn tại. Nhận thức về tầm quan trọng của Nhà nước pháp quyền có lúc, có nơi chưa đồng đều. Một số chủ trương, định hướng lớn của Đảng chưa được thể chế kịp thời, đầy đủ hoặc đã thể chế nhưng tính khả thi không cao; hệ thống pháp luật còn có quy định mâu thuẫn, chồng chéo, chưa phù hợp với sự phát triển kinh tế, xã hội, chậm được bổ sung, sửa đổi, thay thế.
Ngoài ra, cơ chế, chính sách, pháp luật chưa tạo dựng được môi trường thực sự thuận lợi để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thu hút nguồn lực của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như trong nhân dân. Bộ máy hành chính Nhà nước còn cồng kềnh, chồng lấn giữa lập pháp và hành pháp. Một số bộ ngành chưa đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương, làm thay công việc của địa phương dẫn đến cơ chế xin cho, dễ nảy sinh tham nhũng, tiêu cực.
Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, đùn đẩy, né tránh trách nhiệm, "đổ lỗi" cho hệ thống pháp luật để không thực hiện chức trách.
Hội đồng chấm thi đánh giá, các công trình có hàm lượng khoa học cao hơn các năm trước với sự tham gia của đông đảo lực lượng lao động, nhà nghiên cứu tại TP HCM, đáp ứng các tiêu chí sáng tạo, hiệu quả mang lại cho xã hội và khả năng áp dụng thực tế cao.
Trong đó, hai giải nhất thuộc về công trình tái tạo khuyết hỏng gần toàn bộ lưỡi và toàn bộ lưỡi của nhóm bác sĩ Bệnh viện Ung bướu TP HCM (lĩnh vực y tế) và giải pháp cửa thu thoát nước ống cống ngăn nghẹt rác và mùi hôi của công ty Thoát nước Đô thị thành phố (lĩnh vực cơ khí - tự động hóa). Mỗi giải nhất được nhận phần thưởng 40 triệu đồng.